Pay Homage to the Exalted, the Worthy, the Fully Enlightened One
Đôi lời Giới thiệu về trang nhà Pháp Nhãn và Chùa Pháp Nhãn
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư vị xuất Sĩ và cư Sĩ,
Kính thưa quý thiện hữu tri thức gần xa,
Đạo Phật, đạo hòa bình, tỉnh thức, và giác ngộ, có mặt trên thế gian này hơn 26 thế kỷ qua. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Người sáng lập ra đạo Phật, cùng với các đệ tử của Ngài, xưa cũng như nay, tất cả đều có chung tâm nguyện hoằng dương chánh pháp và phục vụ nhân sinh.
Để học theo hạnh nguyện vị tha của Đức Phật và của các hàng đệ tử của Người, chúng con nguyện sống cuộc đời đạo đức và tỉnh thức, vững chãi và thảnh thơi, nguyện thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp, nguyện thắp sáng lên ngọn đuốc của tình thương, và nguyện đi trên con đường an vui và hạnh phúc đích thực cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại.
Để tiếp tục tiếp nối, kế thừa, và truyền thừa những việc làm ý nghĩa và thù thắng ấy của quý Ngài, với truyền thông đại chúng, hôm nay chúng con có đủ duyên lành thiết lập trang nhà Pháp Nhãn cùng nhau góp phần đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông trên khắp hành tinh này.
Ở trang nhà này, từ Pháp Nhãn, tiếng Pàli của nó là Cakkhu được tìm thấy trong Tương Ương Bộ (Samyutta Nikaya, V – 420), Kinh Chuyển Pháp Luân[1] (Cakkappavattana Sutta) – Bài Pháp đầu tiên được Đức Thế Tôn thuyết giảng cho 5 anh em của Tôn giả A Nhã Kiều Trần Như (Aññakoṇḍañña) tại Vườn Lộc Uyển –Sarnath, Ấn Độ. Nhờ lắng nghe và thực hành diệu pháp, chư vị trở thành những vị đệ tử xuất gia đầu tiên của đức Phật – Vị đạo Sư tâm linh thù thắng cho chư thiên và nhân loại. Họ là năm vị xuất Sĩ đầu tiên trên thế gian này. Tam Bảo bao gồm Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo được hình thành từ đó.
Trong tiếng Hán-Việt, Pháp Nhãn có 2 từ riêng biệt; Pháp có nghĩa là chánh Pháp (Dhamma), tức lời dạy của Đức Phật; Nhãn (Cakkhu) là con mắt. Vậy, Pháp Nhãn (Dhammacakkhu) có nghĩa là con mắt của chánh Pháp (Dhammacakkhu); Con mắt này không những có cái nhìn đích thực về Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định,[2] mà còn có khả năng thấy được Khổ thánh đế, khổ Tập thánh đế, khổ Diệt thánh đế, và khổ diệt Đạo thánh đế. Từ Pháp Nhãn có các mối tương quan mật thiết với từ Phật Nhãn và Tăng Nhãn.
Phật Nhãn (Buddhacakkhu) có nghĩa là con mắt của Bậc giác ngộ và tỉnh thức, có khả năng nhìn thẩm thấu về các khía cạnh từ bi, trí huệ, hòa bình, và bình đẳng. Tăng Nhãn (Sanghacakkha) có nghĩa là con mắt của số đông gồm 4 người trở lên, có khả năng nhìn các khía cạnh thanh tịnh, hòa hợp, đoàn kết, đức hạnh, gương mẫu, sáng tạo, nương tựa, soi sáng, nâng đỡ, và động viên trong tinh thần tương trợ, tương thân, tương ái, và tương kính. Con mắt tập thể bao giờ cũng thấy rõ hơn con mắt của cá nhân.
Như vậy, Phật Nhãn, Pháp Nhãn, và Tăng Nhãn có các mối tương tức với nhau rất mật thiết. Một là ba, và ba là một. Một là tất cả, và tất cả là một. Chúng có thể tạo thành một vòng tròn khép kín hỗ tương với nhau rất chặt chẽ. Trên lộ trình tu học Phật pháp, hướng thượng, và hướng thiện, hướng tới an vui và hạnh phúc, vững chãi và thảnh thơi, chúng ta có khả năng áp dụng và thực hành Phật Nhãn, Pháp Nhãn, và Tăng Nhãn vào trong đời sống hằng ngày để làm lợi lạc cho số đông.
Chủ đề của trang nhà là Pháp Nhãn Tu Học; Pháp Nhãn ở đây được xem là đại từ chỉ chung cho những ai có đủ duyên tu học, áp dụng, và thực hành giáo pháp của đức Thế Tôn vào trong đời sống hằng ngày của mình để đem lại an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ ở đây trong cuộc sống hiện tại.
Với những ý nghĩa trên, chúng con mạnh dạn đặt tên cho trang web này là Pháp Nhãn Tu Học thông qua trang mạng www.phapnhan.net/ Nay chúng con xin trân trọng giới thiệu cho tất cả quý vị các hình ảnh, videos, slideshow, blogs, websites, và các bài viết của thầy Thích Trừng Sỹ. Những việc làm này mang nhiều ý nghĩa giá trị và thiết thực, chúng con cố gắng thực hiện để hiến tặng những hoa trái an vui và hạnh phúc cho số đông trên hành tinh này.
Mặc khác, dựa vào những ý nghĩa đặc thù được thảo luận ở trên, chúng con tiếp tục sử dùng danh hiệu Pháp Nhãn có từ thời Đức Phật đặt tên Chùa là Chùa Pháp Nhãn. Chùa này có diện tích rộng 2 mẫu rưỡi tây (2,50 acres) nằm cách sân bay Austin, Texas khoảng 8 dặm rưỡi (8.5 miles) ở địa chỉ 136 The Ranch Rd. Del Valle, TX 78617. Với tâm nguyện lành và theo gương hộ trì Tam Bảo của Trưởng giả Cấp Cô Độc (Anāthapindika) và Bà Tỳ Xá Khư (Viśākhā), hảo tâm đã pháp tâm mua mảnh đất này cho thầy Trừng Sỹ để làm Chùa và làm nơi tu học Phật pháp cho những người Phật tử và không phải Phật tử gần xa.
Hiện nay, Chùa Pháp Nhãn được giấy phép chính thức sinh hoạt vào ngày 10 tháng 11 năm 2014. Mặc dù Chùa sinh hoạt nhịp nhàng, nhưng các phương tiện vật chất như Chánh Điện, chỗ ăn, chỗ ở, chỗ ngủ, chỗ vệ sinh, v.v... còn đơn giản và thiếu thốn. Tuy nhiên, dưới sự tu học và hướng dẫn tận tâm của thầy, nên quý Phật tử có thể gặt hái được nhiều an vui và hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại bằng cách hiểu, áp dụng, và thực hành Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày để đem lại lợi ích cho số đông. Danh hiệu của Chùa này do thầy khai sơn được tìm thấy đầu tiên trong lịch sử tên của các ngôi Chùa.
Nơi đây, chúng con xin trân trọng giới thiệu trang nhà www.phapnhan.net và ngôi Chùa Pháp Nhãn cho chư vị gần xa để cùng nhau tu, học, và đem lại an lạc cho số đông ngay trong cuộc sống hiện tại. Cùng với công việc hoằng dương chánh pháp và hộ pháp của chư vị Xuất Sĩ và Cư Sĩ, chúng con xin đóng góp một phần nhỏ vào công việc này để đem lại an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân trên khắp hành tinh này.
Trong quá trình viết lách, sắp xếp, và trình bày sơ lượt và đơn giản, chúng con không sao tránh khỏi những thiếu sót. Ngưỡng mong chư Tôn đức, chư vị học giả, và hành giả hoan hỷ niệm tình chỉ giáo. Cuối cùng, chúng con thành kính tri ân các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, quý Phật tử thiện tâm, ... những người đã cùng nhau vận chuyển bánh xe chánh pháp của Đức Thế Tôn an trú vững chãi ở trong hiện tại và trong tương lai sáng ngời.
Kính chúc quý liệt vị thân tâm thường lạc, Phật sự viên thành!
Seattle, ngày 20 tháng 6 năm 2011 and Del Valle, ngày 3 tháng 3 năm 2015
Ban Biên Tập trang nhà Pháp Nhãn Tu Học
A
few words of introduction to Pháp Nhãn homepage and Pháp Nhãn Temple
Namo the Original Master Shakyamuni
Buddha
Respectfully, dear
Monastics and lay Buddhists,
Dear
good friends and intellectuals near and far,
Ladies
and Gentlemen.
Buddhism, the path of peace, awakening, and enlightening,
has been present in the world for over 26 centuries. Lord Shakyamuni Buddha,
Founder of Buddhism, along with His disciples, then and now, all have the same
hearts of wish and vow to propagate the Dharma and to serve
humanity.
To learn their altruistic conducts and actions, we vow to lead
our lives of virtue and awareness, steadiness and evenness, vow to light up the
torch of the Dharma, vow to light up that of love, and vow to
travel on the path of authentically peaceful joy and happiness to ourselves and
to others right in the present life.
To continue to
inherit, follow, and to transmit their significant and surpassing actions, with
propagation and protection of the Dharma
of devout Buddhists, today we have enough good opportunity to establish the
Pháp Nhãn Temple to be a cultivation and learning place of the Buddhadharma stably for many people.
On the Homepage, the word Pháp Nhãn, whose Pàli is Cakhu, is founded in the Connected Discourses of the Buddha (Samyutta
Nikaya, V – 420), the Sutta of
Setting the Wheel in Motion (Cakkappavattana Sutta) – the First
Sermon preached by the Buddha to five Brothers of the Elder Aññakoṇḍañña in
Deer Park – Sarnath, India. Thanks to deeply listening and
practicing the wonderful Dharma, they became the Monastic disciples
of the Buddha - the surpassingly spiritual Master of gods and human beings.
They are the five Monastic disciples appeared in the world. The Three Jewels
consist of the Buddha of Jewel, the Dharma of
Jewel, and the Sangha of Jewel formed there.
In Vietnamese - Chinese language, Pháp Nhãn has the two separate words; Pháp means the Dharma, namely the Buddha's teachings; Nhãn (Cakkhu) means the eye.
Thus, Pháp Nhãn (Dhammacakkhu)
means the eye (Cakkhu) of the Dhamma. This eye not only has
authentic vision of Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action,
Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness, and Right Concentration,[3] but
also has to ability to contemplate the truth of Suffering, the truth of
the Origin of Suffering, the truth of the Cessation of Suffering, and the truth
of the Path leading to the Cessation of Suffering. The word Pháp nhãn has the very close relations with the word
Buddha Eye and the Sangha Eye.
The Buddha Eye means the eye of Awakened and Enlightened One
with the ability to look deeply at the aspects of loving-kindness, compassion,
wisdom, peace, and equality. The Sangha
Eye (Sanghacakkhu) that means the eye of the many consists of four
or more people with the ability to see the aspects of purification, harmony,
solidarity, virtue, exemplarity, creation, taking refuge, elucidation, support,
and encouragement in the spirit of interdependence, multual affection, multual
love, and multual respect. The collective eye has ever seen more clearly than
the individual eye has.
Thus, the Buddha
Eye, the Dhamma
Eye, the Sangha
Eye have very close relationships with one another. One is three,
and three is one. One is all, and all is one. They can form a closed circle of
very close mutuality. On the route of cultivating, learning the Buddhadhamma, leading to upper and to good, leading to
peaceful joy and happiness, solidness and relaxation, we have the ability to
practice and apply the Buddha Eye, the Dhamma Eye, and the Sangha Eye into our
daily lives to make benefit for the many.
The topic of the homepage is Pháp Nhãn Tu Học; Pháp nhãn (Dahmmacakkhu)
is here considered as pronoun generally indicated to those who have enough good
conditions to cultivate, to learn, to apply, and to practice the teachings of
the World-Honored One in their daily lives in order to bring peaceful joy and
happiness to themselves and to others right here and right now in the present
life.
With the above-mentioned meanings, we strongly give a name
to the network that is Pháp Nhãn Tu
Học through the website of www.phapnhan.net/ Now we would like solemnly to
introduce you all pictures, videos, slideshows, blogs, websites, and Ven. Thich
Trung Sy's writings. These works bring many valuable and practical meanings, we
attempt to perform to donate the flowers and fruits of peaceful joy and
happiness to the many all over the planet.
On the other hand, depending on the specifically above
discussed meanings, we continute to make use of Dhammacakkhu with the
Buddha's time named the Temple as Pháp
Nhãn Temple. This Temple has an wide area of 2, 50 acres being away from
Austin airport, Texas about 8.5 miles at an address 136 The Ranch Road, Del
Valle, TX 78617. With the wholesome vow heart and following the exemplary of
protecting the Triple Gem of benefactor Anāthapindika and benefactress Viśākhā, the honored Buddhists Diệu Tịnh, Minh Chánh, Diệu Chân, Diệu Quang,
etc., express their good hearts to buy this land for the Venerable Thích Trừng
Sỹ to make the Temple and the place of cultivation and learning of the Buddhadhamma for Buddhists and
non-Buddhists near and far.
At present, the Pháp Nhãn Temple getting a permit officially
does work on November 10, 2014. Although the Temple works harmoniously, the
material means such as the Buddha Hall, a dinning room, an accommodation, a
sleeping room, a restroom, etc., are very simple and deficient. However, under
Thầy's wholehearted cultivation and instruction, Buddhists can reap a lot of
peaceful joy and happiness right in the present life by understanding,
applying, and practicing the Buddhadhamma
in their daily lives to bring benefit to the many. The title of the Temple
established by Thầy is founded first in history of the names of the
Temples.
Herein we would like
solemnly to introduce the homepage www.phapnhan.net
and the Pháp Nhãn Temple to you near
and far in order to together cultivate, learn, and bring peaceful joy to the
many right in the present life. Along with spreading and supporting the Dhamma of Monastic and lay Buddhists, we
beg to make a small contribution to this work to bring peaceful joy and
happiness to ourselves and to others all over the planet.
In the process of writing, arranging, and presenting them
cusorily and simply, we cannot avoid our shortcomings. We expect the Venerable
Ones, scholars, and practitioners happily to love and show us. Finally, we
express our gratitude to benefactors, sponsors, devout Buddhists, etc., who
have set the Dhamma Wheel of the
World-Honored One in motion dwell stably in the present and in the future
brightly.
May you all be well and happy and achieve your
Buddhist matters perfectly!
Seattle, June 20, 2011 and Del Valle, March 3, 2015
Editors Board of Pháp
Nhãn Tu Học homepage
[2]
Xem Kinh Chuyển
Pháp Luân (Cakkappavattana Sutta) thuộc Tương Ương Bộ (Samyutta Nikaya, 56: 11).
Các websites có liên quan:
For further details of opening one's charitable hearts to offer pure materials and money through email: thichtrungsy123@gmail, or sonyhappy123@gmail.com
Other related websites:
Xin Giới Thiệu về Thầy Trừng Sỹ
Thầy Trừng Sỹ sinh tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam.
Xuất gia tại Chùa Linh Nghĩa (Cell Phone: 0905989707), Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam năm 1987.
Đệ tử của Hòa thượng thượng Như hạ Tịnh.
Thọ giới Sa di tại bổn Tự năm 1989.
Thọ giới lớn tại Chùa Long Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam năm 1993.
Tốt nghiệp Trung Cấp Phật học tại Nha Trang,Khánh Hòa - khóa I hạng II (1990-1994).
Tốt nghiệp Cử Nhân Phật học tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam - HCM city - khóa IV, hạng III (1997-2001).
Tốt nghiệp Thạc Sĩ Phật học tại Đại Học Đề-li, Ấn Độ - hạng I (2002-2004).
Tốt nghiệp Phó Tiến Sĩ Phật học tại Đại Học Đề-li, Ấn Độ, hạng I (2004-2005).
Tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật học tại Đại Học Đề-li, Ấn Độ (2006 - 2009).
Vào khoảng năm 2010-2012, Thầy đã sống và hoằng pháp tại Hoa Kỳ- chùa Cổ Lâm, nơi đây Thầy được các giáo Sư và sinh viên của trường đại học Settle, thành phố Seattle, tiểu bang Washington mời thuyết trình các đề tài “Làm thế nào trở thành người tốt trong gia đình” và “Thiền tập” năm 2011. Cũng tại thành phố này, Thầy đã được Hội giáo viên Phật tử Tây Bắc Seattle mời tham gia thuyết trình về đề tài “Mối quan hệ giữa thầy và trò trong giáo dục Phật giáo” năm 2011.
Áp dụng và thực hành những đề tài này vào trong cuộc sống hằng ngày một cách thích hợp, thì chúng ta có được an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại.
Áp dụng và thực hành những đề tài này vào trong cuộc sống hằng ngày một cách thích hợp, thì chúng ta có được an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại.
Hiện nay, Thầy đang ở Chùa Pháp Nhãn, tiểu bang Texas, và hoằng pháp tại Hoa Kỳ.
Ven. Trừng Sỹ was born in Nha Trang City, Khanh Hoa province, Vietnam.
Became a Buddhist novice at Linh Nghia Temple, Dien Khanh district, Khanh Hoa province, Vietnam in 1987.
His Master has been the Most Venerable Thich Nhu Tinh.
Received novice monk’s ordination at this Temple in 1989.
Received fully-ordained monk at Long Son provincial Temple in Nha Trang city, Khanh Hoa province in 1993.
Graduated secondary school in Buddhist Studies in Nha Trang, Khanh Hoa – Course I, the 2nd class – Acedamic year 1990-1994.
Graduated from Vietnam Buddhist University in HCM city with the Bachelor’s Degree in Buddhology - Course IV, the 3rd class – Academic year 1997 – 2001.
Graduated from Delhi University in India with Master of Arts’ Degree in Buddhist Studies – the 1st class – Academic year 2002-2004.
Graduated from Delhi University in India with Philosophy Master's Degree in Buddhist Studies – the 1st class – Academic year 2004-2005.
Graduated from Delhi University in India with Doctor of Philosophy’s Degree in Buddhist Studies – Academic year 2006-2009.
2010-2012: he had lived and preached the Dharma in the United States of America - at Cổ Lâm Temple, where he was cordially invited by Professors and students of Seattle University in Seattle City, Washington State to present the topics of “How to become good people in family” and “Meditation practice.” Also in this City, he was warmly invited by Seattle Northwest Dharma Teachers to participate in presentation of the topic of “Teacher-student relationships in Buddhist education” in 2011.
Practicing and applying these topics in our daily lives suitably, we can have peaceful joy and happiness for ourselves and for other people right in the present life.
Practicing and applying these topics in our daily lives suitably, we can have peaceful joy and happiness for ourselves and for other people right in the present life.
At present, he has been living at Phap Nhan Temple in Texas, and preaching the Dharma in the United States of America.
Through practicing and applying the World-Honored One's Dharma in our daily lives, peace, joyfulness and happiness have the ability to permeate and to make our bodies and minds cool and fresh. From here, we each are gifts of cultivation, peaceful joy and happiness for him/herself and for others right here and right now in the present life.
Peace in oneself is peace in the world, this can occur, and vice versa, unpeace in oneself is certainly unpeace in the world. Thus, peace is derived from our cultivated and purified bodies and minds. Peace is not a gift granted to us by anyone else or a super person. Peace created by ourselves has true value once our bodies and minds are purified from afflictions of greed, anger, delusion, arrogance, doubt, wrong views, etc.